Bị mụn có nên ăn mì tôm không? Cách ăn mì tôm không nổi mụn


Bị mụn có nên ăn mì tôm không và cách ăn mì tôm không nổi mụn là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, mì tôm là một món ăn khoái khẩu của nhiều người vì sự tiện lợi, giúp tiết kiệm nhiều thời gian nấu nướng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin này một cách đầy đủ và cụ thể nhất.

Bị mụn có nên ăn mì tôm không?
Bị mụn có nên ăn mì tôm không?

Thành phần dinh dưỡng trong 1 gói mì tôm

Theo ước tính, 1 gói mì tôm chứa khoảng 250-400 calo. Ngoài ra, trong 1 gói mì tôm còn chứa nhiều loại khoáng chất như: natri, mangan, chất xơ, folate, sắt, chất béo bão hòa, kali, thiamine,… Hầu hết các hãng mì đều hướng đến mục tiêu giảm lượng calo và nâng cao lượng chất xơ, protein, một số khoáng chất khác trong 1 gói mì.

Như vậy, với thành phần dinh dưỡng trên thì mì tôm vẫn cung cấp đủ năng lượng và một số khoáng chất cho cơ thể của chúng ta, hoàn toàn phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian nấu ăn. Vậy người bị mụn có nên ăn mì tôm không?

Bị mụn có nên ăn mì tôm không?

Nhiều chuyên gia khẳng định người bị mụn không nên ăn quá nhiều mì tôm vì một số lý do sau đây, mời các bạn cùng tham khảo:

  • Mì tôm chứa hàm lượng muối cao: Vì mì tôm chứa quá nhiều muối, hơn ½ lượng muối cơ thể nên nạp mỗi ngày nên có thể khiến làn da mất nước, tiết nhiều dầu và da nổi nhiều mụn hơn.
  • Mì tôm giàu chất béo: Mì tôm không chỉ chứa nhiều muối mà còn rất giàu chất béo bão hòa nên có thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da nổi mụn trứng cá, mụn đầu đen nhiều hơn.
Không nên ăn quá nhiều mì tôm để ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn
Không nên ăn quá nhiều mì tôm để ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn
  • Có thể gây nóng trong: Việc ăn quá nhiều mì tôm còn khiến cơ thể nóng trong, ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Như vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mụn kích ứng và viêm sưng nghiêm trọng hơn, các bạn nên hạn chế ăn mì tôm thường xuyên.

Nên làm gì để ăn mì tôm không nổi mụn?

Sau khi đã được giải đáp về câu hỏi bị mụn có nên ăn mì tôm không, các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi ăn mì tôm để đẩy lùi nguy cơ da nổi quá nhiều mụn:

Trụng mì trước khi nấu

Thông thường, da sẽ tiết nhiều dầu, nổi nhiều mụn trứng cá, mụn viêm sưng do hàm lượng muối và chất béo bão hòa có trong mì tôm. Do đó, các bạn nên cho mì vào nước sôi để trụng trước khi tiến hành nấu mì để giảm bớt muối và chất béo bão hòa, góp phần ngăn ngừa tình trạng da nổi nhiều mụn ngay sau khi ăn mì.

Nên trụng mì vào nước sôi để loại bỏ bớt muối và chất béo bão hòa
Nên trụng mì vào nước sôi để loại bỏ bớt muối và chất béo bão hòa

Hạn chế dùng gia vị có sẵn trong gói mì

Những gói gia vị có sẵn trong mì tôm cũng chứa hàm lượng muối rất cao nên có thể khiến cơ thể mất nhiều nước, da mất độ ẩm và nổi mụn nhiều hơn. Chính vì thế, các bạn nên điều chỉnh lượng gia vị khi nấu mì và cũng không nên cho những gia vị có tính cay nóng như tiêu, ớt.

Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất

Để hạn chế ảnh hưởng xấu của mì tôm đến da, các bạn có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin và protein như các loại rau củ, thịt heo. Đặc biệt, bạn cũng có thể uống thêm nước ép hoa quả sau khi ăn mì tôm để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải những độc tố từ mì tôm ra bên ngoài cơ thể nhanh hơn.

Hạn chế ăn mì thường xuyên

Việc ăn mì tôm quá nhiều, với tần suất dày đặc có thể khiến cơ thể nóng trong và nổi nhiều mụn. Do đó, các bạn chỉ nên ăn mì tôm tối đa 2 lần/tuần để ngăn ngừa những tác hại của mì tôm đến làn da và cơ thể của mình.

Ăn mì tối đa 2 lần/tuần để da không nổi nhiều mụn trứng cá
Ăn mì tối đa 2 lần/tuần để da không nổi nhiều mụn trứng cá

Vận động sau khi ăn mì

Sau khi ăn mì, các bạn nên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa mì và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của mì tôm đến làn da của mình.

Ngoài ra, việc vận động sau khi ăn mì còn giúp đốt cháy lượng calo nạp vào cơ thể nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng cơ thể tăng cân không kiểm soát.

Uống nhiều nước

Bên cạnh việc bổ sung vitamin cho da từ nước ép hoa quả, các bạn cũng nên uống đủ 2-3 lít nước lọc/ngày để ngăn ngừa nguy cơ cơ thể nóng trong khi ăn mì và góp phần giúp da chắc khỏe, trắng sáng hơn.

Qua bài spa làm đẹp viết trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ vấn đề bị mụn có nên ăn mì tôm không và những cách nấu mì tôm đúng chuẩn, không gây nổi mụn. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin để da chắc khỏe từ sâu bên trong.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan