Bún là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình và có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe của chúng ta. Do đó, rất nhiều người thắc mắc bị mụn có nên ăn bún không và nên hạn chế ăn loại bún nào để không gây nóng trong, dẫn đến tình trạng da nổi nhiều mụn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về vấn đề này.
Thành phần dinh dưỡng của bún
Bún được làm từ gạo tẻ và chứa rất nhiều khoáng chất như protein, chất xơ, photpho, sắt, canxi,… Theo ước tính, trong 100g bún chứa khoảng 110 calo – lượng calo thấp hơn gạo trắng nên phù hợp với những người có mong muốn giảm cân.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh đã thêm các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe vào bún như hàn the, chất làm chua, chất tạo trắng, chất bảo quản, Tinopal để bún có màu trắng đẹp và giữ được lâu hơn. Chính vì thế, các bạn nên mua bún tại những địa chỉ uy tín và chỉ nên ăn bún khoảng 2 lần/tuần để tránh những rủi ro nghiêm trọng cho cơ thể của mình.
Bị mụn có nên ăn bún không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị mụn vẫn có thể ăn bún nhưng nên điều chỉnh nguyên liệu kết hợp, gia vị phù hợp và chỉ nên ăn các món bún tối đa 2 lần/tuần. Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn bún gạo lứt để tránh nguy cơ cơ thể nóng trong hoặc da kích ứng, nổi nhiều mụn hơn.
Để giảm nguy cơ da nổi mụn khi ăn bún, chị em nên tự nấu bún tại nhà và không nên cho nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt.
Những món bún nên hạn chế ăn khi bị mụn
Thông thường, làn da sẽ nổi nhiều mụn do các loại thực phẩm, gia vị đi kèm trong món bún không tốt cho người bị mụn. Sau đây là những món bún nên ăn chế ăn trong thời gian bị mụn, mời các bạn cùng tham khảo:
Bún đậu mắm tôm
Khi bị mụn, các bạn không nên ăn bún đậu mắm tôm vì các món ăn đi kèm như đậu phụ, chả cốm, dồi chiên, nem chua rán,,… chứa rất nhiều chất béo bão hòa, có thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến lỗ chân lông bết rít và nổi nhiều mụn hơn.
Đồng thời, nhiều người có thói quen cho thêm ớt vào mắm tôm nên có thể khiến cơ thể nóng trong, còn da có thể nổi nhiều mụn viêm sưng, mụn bọc, mụn trứng cá,…
Bún bò
Thịt bò không phải là món ăn tốt cho người bị mụn vì có thể khiến mụn lâu lành hoặc gây nên nhiều sẹo thâm trên da. Bên cạnh đó, chị em cũng thường cho thêm tiêu, ớt cắt hoặc tương ớt trong khi ăn bún bò nên có thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng và nổi nhiều mụn hơn.
Bún măng vịt
Măng và vịt là 2 loại thực phẩm không tốt cho người bị mụn vì có thể khiến vết mụn viêm sưng nặng hơn. Chính vì thế, các bạn không nên ăn món bún măng vịt để làn da không bị tổn thương và phục hồi nhanh hơn.
Bún xào
Trong thời gian bị mụn, các bạn cũng không nên ăn những món ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là món bún xào. Bởi lẽ, lượng dầu trong món bún xào có thể khiến da sản sinh nhiều bã nhờn và làm tăng nguy cơ nổi mụn.
Nếu như các bạn vẫn muốn ăn bún xào để thay đổi khẩu vị thì có thể lựa chọn bún gạo lứt và thay thế dầu ăn bằng dầu oliu để tránh tình trạng da nổi nhiều mụn.
Bún cá cay
Mặc dù món bún cá cay có hương vị rất thơm ngon, hấp dẫn nhưng có thể khiến mụn viêm sưng nặng hơn vì chứa rất nhiều gia vị cay nóng. Ngoài ra, việc ăn món bún cá cay cũng có thể khiến cơ thể nóng trong, lỗ chân lông bị bít tắc và da nổi nhiều mụn nên các bạn cần hạn chế ăn món ăn này trong thời gian da bị mụn.
Bún mắm miền Tây
Ngoài những món bún kể trên thì các bạn cũng không nên ăn món bún mắm miền Tây vì nguyên liệu chủ yếu của món ăn này là hải sản, có thể khiến làn da kích ứng nghiêm trọng, nổi nhiều mụn hơn. Do đó, các bạn nên hạn chế ăn món ăn này đến khi làn da hết mụn hoàn toàn.
Bài viết spa làm đẹp trên đã giải đáp cho các bạn vấn đề bị mụn có nên ăn bún không và những món bún nên hạn chế ăn để không gây nóng trong. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và uống đủ 2-3 lít nước lọc/ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp vết mụn lành nhanh hơn.
Bài viết xem thêm:
- Bị mụn có nên ăn khoai mì? Lưu ý gì khi ăn khoai mì?
- Bị mụn có nên ăn mì tôm không? Cách ăn mì tôm không nổi mụn
- Bị mụn có nên ăn bánh mì? Ăn gì để không lên mụn
Bình luận